Uncategorized

Quy định cách viết số tiền trên hóa đơn điện tử theo quy định mới và cũ

Thông tư 68/2019 đã có hiệu lực thi hành. Theo quy định tại Thông tư 68/2019 thì thời hạn bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử sẽ kể từ ngày 01/11/2020. Theo đó, kể từ ngày này, tất cả các doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử và sử dụng theo quy định tại Nghị định 119/2018 và Thông tư 68/209. Các quy định về viết tắt trên hóa đơn, cách viết số tiền trên hóa đơn điện tử đều có những thay đổi. Trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung làm sáng tỏ những thay đổi trong quy định về cách viết số tiền trên hóa đơn theo quy định cũ và quy định mới.
Tại Điều 5 và Điều 6 Thông tư 133 /2016/TT-BTC có quy định về đơn vị tiền tệ trong kế toán như sau: Đơn vị tiền tệ trong kế toán” là Đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”; ký hiệu quốc tế là “VND”) được dùng để ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Theo điểm c khoản 2 Điều 3 Thông tư 68/2019/TT-BTC, đồng tiền ghi trên hóa đơn là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”.


Bên cạnh đó, tại điểm b, khoản 2, Điều 3 Thông tư 68/2019/TT-BTC quy định về chữ số thể hiện trên hóa đơn điện tử như sau: Chữ số hiển thị trên hóa đơn là chữ số Ả-rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Người bán được lựa chọn 2 cách thể hiện:
Cách 1: Sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.), nếu có ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị.
Cách 2: Sử dụng dấu phân cách số tự nhiên là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị trên chứng từ kế toán.
Ngoài ra, trong một số trường hợp mua bán hàng hóa thì doanh nghiệp cần phải lưu ý thêm:
– Trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối, thì đơn giá, thành tiền, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng nguyên tệ. Người bán đồng thời thể hiện trên hóa đơn tỷ giá nguyên tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
– Mã ký hiệu ngoại tệ theo tiêu chuẩn quốc tế.
– Trường hợp bán hàng hóa phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối và được nộp thuế bằng ngoại tệ thì tổng số tiền thanh toán thể hiện trên hóa đơn thể hiện theo nguyên tệ, không phải quy đổi ra đồng Việt Nam.
Số tiền, đơn vị tiền tệ là tiêu thức bắt buộc trên hóa đơn điện tử, trừ trường hợp Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử sẽ không thể hiện tiền thuế, thuế suất, tổng số tiền thanh toán.
Đặc biệt theo quy định mới tại Thông tư 68 đã bổ sung thêm trường hợp cho phép các đơn vị đặc thù bán hàng và nộp thuế bằng ngoại tệ được lập hoá đơn bằng ngoại tệ mà không cần sử dụng tỉ giá Việt Nam đồng.

>> Trình bày việc cho thuê tài sản trong báo cáo tài chính

>> Những điều cần biết về kỳ tính thuế thu nhập cá nhân
Như vậy, có thể thấy thông tư 68/2019 đã bổ sung nhiều quy định mới phù hợp hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho cho các doanh nghiệp triển khai sử dụng hóa đơn điện tử.
Với những chia sẻ trên hy vọng đã mang đến cho quý bạn đọc nhiều thông tin hữu ích về những điểm mới về đồng tiền trên hóa đơn điện tử theo quy định mới và quy định cũ để có thể triển khai thực hiện tại đơn vị mình được tốt nhất.

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *