Phòng tắm là không gian sinh hoạt riêng tư và là một trong những không gian quan trọng nhất của ngôi nhà. Ngày nay, cuộc sống con người ngày càng nâng cao hơn, phòng tắm cũng dần trở thành hạng mục được đầu tư thiết kế xây dựng. Bài viết dưới đây của chúng tôi lưu ý ngay cho bạn những yếu tố trong thiết kế phòng tắm giúp mang lại không gian tiện nghi, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tối ưu nhất cho không gian ngôi nhà của bạn.
1. Vị trí thi công, thiết kế phòng tắm
Phòng tắm là công trình cố định, không thể dịch chuyển, bởi các thội thất phòng tắm và không gian được lắp đặt gắn trực tiếp vào kết cấu ngôi nhà. Vì vậy, bạn cần xác định và tính toán vị trí phòng tắm sao cho hợp lý nhất, phù hợp với không gian và diện tích ngôi nhà của mình để thi công lắp đặt.
Phòng tắm thường tích hợp đi cùng nhà vệ sinh, cần thi công thiết kế phòng tắm ở những vị trí thuận tiện cho việc đi lại và thông thoáng nhất có thể. Nếu ngôi nhà của bạn có thiết kế một tầng với công năng ba phòng phủ, tốt nhất bạn nên lắp đặt và thi công xây dựng phòng tắm ở vị trí trung tâm cho tất cả các căn phòng.
Nên thi công phòng tắm ở những vị trí có diện tích phù hợp, tối ưu công năng cho những không gian nội thất khác. Ví dụng nhà bạn có không gian không vuông vắn, có thể tận dụng khoảng dư thừa hoặc phần góc cạnh để thiết kế không gian phòng tắm.
Đối với những thiết kế nhà ống có hai tầng trở nên, hệ thống nhà vệ sinh nhà bạn sẽ được lắp đặt theo trục đứng giúp cho hệ thống điện nước hợp lý hơn và đượcbố trí ở cuối cùng của không gian tránh đối diện với cửa ra vào, tiếp giáp với nhà bếp và phòng ngủ.
Lưu ý không thi công phòng tắm, nhà vệ sinh có cùng hướng với phòng bếp hoặc tiếp giáp sẽ gây cảm giác không mấy thiện cảm, khí uế của nhà vệ sinh có thể làm cho không khí ô uế ảnh hưởng đến phong thuỷ của ngôi nhà.
Một số gia đình thiết kế phòng tắm dưới gầm cầu thang để tối ưu diện tích, tuy nhiên việc này có thể gây bí bách, tạo cảm giác không gian eo hẹp chật chội khó chịu.
2. Bố cục cân đối phù hợp với diện tích ngôi nhà
Một không gian phòng tắm tốt nhất không chỉ đẹp về mặt hình thức bên trong mà còn cần phải phù hợp với tổng thể bố cục và diện tích căn phòng. Vì nhu cầu sử dụng không quá nhiều, bạn không nên thiết kế không gian phòng tắm quá rộng.
Thiết kế nội thất phòng tắm nói riêng cũng như tất cả các không gian nội thất khác nói chung cần tuân thủ theo nguyên tắc về bố cục mà diện tích không gian sao cho hợp lý nhất, đảm bảo công trình phụ không lớn hơn, lấn át không gian chính của ngôi nhà. Tuân thủ nguyên tắc này không những tạo nên sự thống nhất hài hòa cho ngôi nhà của bạn mà còn giúp cho không gian sống trở nên hợp lý, khoa học và hoàn mỹ nhất.
3. Lựa chọn phong cách thiết kế
Tuỳ vào kiến trúc chung của cả ngôi nhà và phong cách, sở thích cá nhân của từng gia chủ mà bạn có thể lựa chọn được phong cách thiết kế nội thất phòng tắm đẹp nhất, tối ưu không gian sinh hoạt tiện nghi. Phong cách thiết kế phòng tắm có thể thiết kế đa dạng từ đơn giản, hiện đại, sang trọng tuỳ vào tài chính và phong cách riêng.
>> Gợi ý cho bạn:
- Những lý do bạn nên chống thấm tường ngoài trời
- Cách phối màu sơn mặt tiền nhà ống đẹp, ấn tượng nhất
- Best Toilet Paper Holders 2022: Reviews and Buyer Guide
4. Lựa chọn vật liệu xây dựng, trang trí
Việc lựa chọn vật liệu xây dựng và vật liệu trang trí tốt nhất cho không gian phòng tắm là điều vô cùng quan trọng. Vật liệu xây dựng tốt giúp cho công trình nhà tắm bền bỉ hơn, hạn chế tình trạng thấm dột gây loang lổ, thấm móc và khiến cho công trình nhanh chóng xuống cấp.
Tai nạn trong phòng tắm thường xảy ra đối với đa số mọi người như người già, trẻ nhỏ và kể cả người lớn đều có nguyên nhân do sàn nhà trơn trượt bởi sử dụng vật liệu ốp sàn kém chất lượng.
Đặc trưng của không gian phòng tắm có độ ẩm ướt cao và thường xuyên, tình trạng sàn nhà luôn trơn trượt do tiếp xúc với nước chưa kịp khô ráo. Để đảm bảo an toàn cũng như tính thẩm mỹ cao, bạn có thể lựa chọn những vật liệu ốp sàn như gạch sần chống trơn trượt hoặc những vật liệu uy tín, chất lượng khác. Các vật liệu trang trí nội thất phòng tắm cao cấp, chất lượng đem lại tính thẩm mxy cao cho không gian sinh hoạt của bạn có thể sử dụng một số vật liệu hư kính cường lực, đá, gỗ, gạch
5. Lắp đặt hệ thống thông gió
Phòng tắm cũng như các không gian phòng khác, đều cần đảm bảo độ thông thoáng và khô ráo nhất định tránh các hiện tượng thấm nước, ẩm mốc. Đặc biệt với tính chất của không gian phòng tắm luôn có độ ẩm cao mà không gian lại hạn hẹp vì vậy việc lắp đặt hệ thống thông gió cho phòng tắm là điều vô cùng cần thiết.
Cửa thông gió giúp cho nhà vệ sinh trong phòng tắm luôn thông thoáng khí, giúp đảm bảo độ khô ráo nhất định và phát huy công năng sử dụng mang tính thẩm mỹ tốt nhất.
6. Ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ cho không gian nội thất ngôi nhà nói chung và không gian phòng tắm nói riêng. Việc thiết kế hệ thống chiếu sáng hợp lý, vừa đủ giúp cho không gian phòng tắm không bị bí bách, chật chội, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn tạo môi trường sinh hạt luôn sạch sẽ, thoáng đãng.
7. Màu sắc trang trí
Màu sắc trang trí trong thiết kế nhà nói chung và thiết kế phòng tắm nói riêng đều mang yếu tố phong thuỷ. Những gam màu tốt nhất, phù hợp với phong thuỷ và điều kiện không gian cho phòng tắm thường là những gam màu nhẹ nhàng, sáng sủa thuộc màu trắng, màu kim, xanh dương nhạt…Hạn chế sơn tường phòng tắm bằng những gam màu tối như gạch lá nền màu đỏ tươi, màu sẫm như tìm đậm, hồng, đen, xám đậm gây cảm giác bí bách, nóng bức, khiến cho không gian phòng tắm trở nên chật chội hơn.
8. Yếu tố phong thuỷ
Yếu tố phong thuỷ trong thiết kế phòng tắm, nhà vệ sinh là điều vô cùng quan trọng, có nhiều điều kiêng kỵ bạn cần biết để phòng tránh những trường hợp phạm phải cấm kỵ trong phong thuỷ mang lại những điều không may mắn cho ngôi nhà của mình. Xem ngay những lưu ý dưới đây giúp bạn có thể nắm rõ từ đó kiêng kỵ cho không gian phòng tắm của mình:
- Nhà vệ sinh theo phong thuỷ nên được thiết kế, bố trí ở những vị trí được gọi là “tọa hung hướng cát”, có nghĩa là nên đặt vào những vị trí xấu của ngôi nhà, tránh đặt nên những nơi có phong thuỷ tốt lành.
- Không xây dựng nhà vệ sinh, phòng tắm ở những nơi trung tâm của ngôi nhà gây tích tụ khí uế, ảnh hưởng đến vận khí của gia đình.
- Đối với thiết kế nhà tắm trong phòng ngủ, chú ý hướng nhà vệ sinh không được quay thẳng về hướng đầu giường đem lại điều không tốt, ảnh hưởng đến sức khoẻ, linh khí của chủ nhân căn phòng.
- Đặc biệt kiêng kỵ việc nhà vệ sinh hướng ra cửa chính, cửa phòng bếp và phòng ngủ, đây là điều tuyệt đối không nên làm bởi nó sẽ khiến cho vận khí ngôi nhà bị đảo lộn, gia đình quanh năm không yên ấm, sung túc được.
- Thi công thiết kế phòng tắm đảm bảo quy trình xây dựng tốt nhất, chống thấm dột.
Bài viết trên lưu ý cho bạn những điều quan trọng trong thiết kế phòng tắm tối ưu không gian sinh hoạt tiện nghi cho ngôi nhà của bạn. Hy vọng qua bài viết bạn có thể áp dụng và thi công một cách tốt nhất, hoàn mỹ cho công trình phụ nhà mình.
>> Có thể bạn quan tâm: Sơn nội thất giá rẻ và những lưu ý bạn cần biết khi mua sơn giá rẻ